TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP

Một doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển tốt thì phải dựa trên các quy phạm pháp luật để tạo dựng nên một cơ sở nền móng vững chắc về pháp lý trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Văn phòng luật sư Long Cường với kinh nghiệm chuyên sâu và chuyên nghiệp chúng tôi sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp tối ưu nhất, qua đó giúp cho doanh nghiệp có sự ổn định trong kinh doanh, tránh được những rui ro pháp lý có thể xảy ra trong tương lai cũng như xây dựng phát triển bền vững cho doanh nghiệp trên con đường kinh doanh tại Việt Nam cũng như hội nhập thị trường quốc tế.

Các dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp của chúng tôi rất đa dạng. Cụ thể:

  • Tư vấn và hỗ trợ thành lập doanh nghiệp mới và các đơn vị phụ thuộc: Tư vấn thành lập Công ty, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đầu tư nước ngoài
  • Tư vấn và hỗ trợ thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, thay đổi thành viên công ty TNHH, thay đổi cổ đông công ty Cổ phần, thay đổi thông tin thuế…
  • Tư vấn: chia tách, hợp nhất, sáp nhập, phá sản và giải thể doanh nghiệp
  • Tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp: Tư vấn xây dựng hoạt động; tổ chức quản lý và điều hành nội bộ; tư vấn quy chế quản lý nhân sự, tiền lương, tiền thưởng…
  • Hoàn thiện, soạn thảo hệ thống văn bản nội bộ của Doanh nghiệp;
  • Tư vấn trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hành chính, lao động, kinh doanh, đấu thầu, thu hồi nợ, thực hiện dự án của Doanh nghiệp;
  • Tham gia thương thảo hợp đồng, đề xuất các kế hoạch đàm phán thích hợp trong từng trường hợp cụ thể và đề xuất loại hình hợp đồng phù hợp với mối quan hệ thực tế dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ của Doanh nghiệp;
  • Tư vấn, hỗ trợ cho Doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội cũng như rủi ro có thể gặp phải trong quá trình ký kết, hợp tác kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài, từ đó đưa ra nhận định pháp lý và cách thức giải quyết;
  • Tư vấn và giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại: Tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp thương mại về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân tổ chức,…

Cụ thể một vài thủ tục cơ bản cho khách hàng tham khảo như sau:

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Hồ sơ mở công ty sẽ bao gồm những mẫu biểu đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh Nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, sẽ có những mẫu biểu khác nhau. Nhưng cơ bản, sẽ bao gồm những mẫu biểu sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • Phụ lục I-2: áp dụng cho công ty TNHH Một Thành Viên
  • Phụ lục I-3: áp dụng cho công ty TNHH Hai thành viên trở lên
  • Phụ lục I-4: áp dụng cho công ty cổ phần
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty TNHH Hai Thành viên trở lên; Danh sách cổ đông góp vốn đối với công ty Cổ Phần
  • Điều lệ công ty được soạn thảo dựa theo Luật doanh nghiệp 2020
  • Giấy ủy quyền cho người trực tiếp thực hiện việc nộp hồ sơ tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư (nếu cá nhân đi nộp không phải là đại diện pháp luật của công ty)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân (Chứng minh nhân dân/Căn Cước Công Dân/Hộ chiếu) sao y, bản chính không quá 03 tháng của tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu. Và giấy tờ cá nhân sao y bản chính không quá 03 tháng của người được ủy quyền làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (Nếu có)

Lưu ý: tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu ký tên vào các hồ sơ được liệt kê bên trên. Nên ký hồ sơ bằng mực xanh và chữ ký nên đồng nhất giữa tất cả hồ sơ.

 

THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Căn cứ theo nội dung thay đổi mà doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị một số tài liệu trong những tài liệu sau theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
  • Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên khi thay đổi vốn của thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với thay đổi cổ đông/ thành viên là tổ chức vốn đầu tư nước ngoài;
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty một thành viên;
  • Điều lệ trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân công chứng đối với thành viên mới, cổ đông nước ngoài, thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Báo cáo tài chính nếu doanh nghiệp đăng ký giảm vốn điều lệ.
  • Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật.

 

– PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

Thủ tục phá sản doanh nghiệp tại Tòa án theo quy định của pháp luật hiện nay

– Bước 1: Người có quyền và nghĩa vụ chuẩn bị đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và những tài liệu, giấy tờ liên quan đến các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.

– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

– Bước 3: Tòa án nhận đơn yêu cầu và thụ lý yêu cầu phá sản đối với doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận đơn yêu cầu. Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ thông báo cho người yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có) và tiến hành ra thông báo thụ lý yêu câu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp.

– Bước 4: Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản và gửi quyết định cho các bên liên quan đối với yêu phá sản. Trong quá trình đó, Tòa án sẽ tiến hành các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp

– Bước 5. Tòa án tiến hành triệu tập thực hiện hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ chỉ được tiến hành nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

Trường hợp không đáp ứng được số chủ nợ tham gia thì Tòa án triệu tập hội nghị chủ nợ lần thứ 2.

Nếu hội nghị chủ nợ lần 2 vẫn không đủ số lượng chủ nợ tham gia thì Tòa án lập biên bản và ra quyết định phá sản doanh nghiệp.

Hội nghị chủ nợ khi doanh nghiệp phá sản

– Bước 6: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản khi

  • Hội nghị chủ nợ không thành
  • Hội nghị chủ nợ diễn ra và ban hành Nghị quyết về việc cho doanh nghiệp phá sản

– Bước 7: Xử lý tài sản của Doanh nghiệp sau khi có quyết định của Tòa án về việc cho doanh nghiệp phá sản

 

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Bước 1: Xin xác nhận không nợ thuế hải quan

Nếu công ty có ngành nghề “Xuất nhập khẩu” thì trước tiên cần phải xin xác nhận không nợ thuế hải quan tại Cục thuế – Tổng cục Hải quan.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Công văn xin xác nhận không nợ thuế hải quan và cam kết không phát sinh thuế Xuất nhập khẩu
  • Văn bản ủy quyền cá nhân nộp hồ sơ

Bước 2: Chốt thuế giải thể

Nộp hồ sơ lên chi cục thuế quản lý để xin đóng mã số thuế, hoàn thành các nghĩa vụ thuế (nếu có).

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Công văn xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu số: 24/ĐK-TCT được Ban hành kèm Thông tư số 95/2016/TT-BTC vào ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính)
  • Quyết định của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông/ Chủ sở hữu đối với/ Chủ DNTN.
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Đại hội cổ đông/ Hội đồng thành viên hợp danh
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty, doanh nghiệp

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Đồng thời, doanh nghiệp phải gửi Quyết định giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo giải thể công ty
  • Quyết định của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNNH Hai thành viên trở lên/ Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty cổ phần/ Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH Một thành viên/ Chủ DNTN đối với Doanh nghiệp tư nhân.
  • Biên bản họp Hội đồng thành viên/ Đại hội cổ đông/ Hội đồng thành viên hợp danh
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn nộp hồ sơ: 05 ngày làm việc, tính từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp/công ty.

Thời hạn xử lý hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:

– Thông báo về giải thể doanh nghiệp;

– Thông báo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);

– Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Xác nhận đóng mã số thuế của cơ quan thuế

Lưu ý: Nếu công ty có chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện thì phải tiến hành làm thủ tục chấm dứt hoạt động các đơn vị trực thuộc này trước khi tiến hành giải thể công ty.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp trung bình sẽ mất khoảng 3-4 tháng sau khi nhận được thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế từ chi cục thuế.