Bố nghiện ma túy có được giành quyền nuôi con và chăm sóc con cái khi ly hôn không?

Bố Nghiện Ma Túy Có Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn Không

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 để giành được quyền nuôi con Tòa án cần phải xem xét các yếu tố như sau: Thỏa thuận của vợ chồng, tuổi của con, cần chứng minh điều kinh tế và tinh thần để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt: trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục …

Bố Nghiện Ma Túy Có Quyền Nuôi Con Khi Ly Hôn Không

1. Cha mẹ được giành quyền nuôi con trong trường hợp nào?
Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây:

– Con chưa thành niên.

– Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.

2. Tuổi của con cũng là yếu tố quan trọng để quyết định quyền được nuôi con của cha mẹ.

– Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì ai trong hai vợ chồng muốn nuôi con phải hỏi qua nguyện vọng của con

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ trừ khi người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi và chăm sóc con.

3. Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con

Điều kiện về  (kinh tế):
Vợ phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế: lương, thu nhập khác
+ Công việc ổn định hay làm tự do
+ Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp) hay ở nhà thuê
+ … và các vấn đề khác.
Người bố nghiện ma túy thì tâm trí và suy nghĩ không đủ tỉnh táo sẽ rất khó tham gia lao động, sản xuất để tạo ra thu nhập. Đó còn chưa kể tới khi bị nghiện, người bố sẽ phá tán tài sản, đem tài sản, tiền bạc đổi hết thành ma túy để hút trích thỏa mãn cơn nghiện của mình. Người bố bị nghiện ma túy sẽ không có thu nhập để nuôi dưỡng con.
Điều kiện về tinh thần:
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, nhân cách đạo đức của mẹ…
– Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con: Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian giành cho con. Để trẻ phát triển toàn diện, trẻ cần phải được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần.
Trong khi đó, người bố bị nghiện sẽ không có thời gian chăm sóc, giáo dục con. Khi bị nghiện, người bố thuộc đối tượng bị bắt buộc phải đi cai nghiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 136/2016/NĐ-CP: 
Điều 3. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.”
Khi phải vào cơ nghiện bắt buộc, người bố sẽ không có thời gian chăm sóc, giáo dục con
– Nhân cách đạo đức của cha mẹ: nhân cách đạo đức của cha mẹ là điều kiện được xem xét đến để xác định người nuôi con. Bởi lẽ người trực tiếp nuôi dưỡng là người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về nhân cách đạo đức của người con. Do đó khi xem xét  nếu có bằng chứng chứng minh nhân cách đạo đức của cha mẹ không tốt thì Tòa án sẽ giao con cho người còn lại nuôi dưỡng.
Với trường hợp người cha nghiện ma túy, hình ảnh người bố nghiện ngập sẽ ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ và sự trưởng thành của con. Con cái sẽ học hỏi và theo gương cha mẹ, người cha bị nghiện ma túy sẽ nêu gương xấu cho con, nếu con học theo cha thì đó sẽ là điều nguy hiểm cho cả gia đình và xã hội.
– Hoàn cảnh sống: con cái sống chung với cha/mẹ sẽ sống trong hoàn cảnh, môi trường của cha /mẹ. Nếu như môi trường, hoàn cảnh sống mà cha/mẹ đem tới không lành manh thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của con. Mà việc người con sống chung với cha  có hoàn cảnh sống không lành mạnh, nghiện ngập thì không thể đảm bảo cho sự phát triển cả thể chất và nhân cách của con.
Tòa án giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng phụ thuộc rất lớn vào việc cha mẹ có đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục con hay không. Qua phân tích trên người cha bị nghiện ma túy hoàn toàn không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con. Vì vậy, khi giành quyền nuôi con, nếu người mẹ chứng minh được người bố bị nghiện ma túy thì Tòa án sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Trong trường hợp nếu như cha bị nghiện ma túy nhưng hai vợ chồng vẫn thỏa thuận bố là người trực tiếp nuôi dưỡng con và Tòa án không biết được việc bố bị nghiện ma túy mà công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng thì sau khi ly hôn nếu người mẹ cung cấp được bằng chứng chứng minh bố nghiện ma túy thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Sưu tầm

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ LONG CƯỜNG thực hiện tư vấn tất cả các loại tranh chấp, tố tụng, đặc biệt là các tranh chấp tài sản, tranh chấp đất đai, tư vấn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư,…

Vui lòng để lại tin nhắn cho Chúng tôi tại hộp thư này hoặc hotline 0938913486 để được tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.

Email: truongvylawyer@gmail.com

Website: https://tuvanphaplymienphi.com/

Facebook: https://www.facebook.com/tuvanphaplymienphi.quan3

Văn phòng luật sư Long Cường – Chi nhánh 3.

Địa chỉ: 71 Đường S – Kdt Lakeview City, Phường An Phú, Tp Thủ Đức, Tp Hcm.

#vanphongluatsulongcuong #vplslongcuongquan3 #vanphongluatsuquan3 #383vovantan #congtyluathochiminh #congtyluatquan3 #luatsutuvan #luatsudoanhnghiep #luatsutotung #tuvanphapluat #tuvanphaply #tuvanphaplymienphi #tuvanthanhlapdoanhnghiep #chinhanhvanphongluatsulongcuong #luatsugioi #luatsuuytin #luatsutranhtung #luatsutphcm #luatsudatdai #luatsulyhon