Trong thời buổi kinh tế ngày càng phát triển đã thúc đẩy việc hình thành nên nhiều doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường là quy luật cạnh tranh sẽ xảy ra, dẫn đến việc đào thải các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh ra khỏi thị trường. Một trong các hình thức để doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là hình thức phá sản. Vậy phá sản là gì? Ai có quyền và nghĩa vụ nộp đơn phá sản? Và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì thủ tục phá sản ra sao?
Thuật ngữ phá sản được hiểu như thế nào?
Theo Khoản 1, 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì phá sản là việc doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Do không có tài sản để thanh toán các khoản nợ
- Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Chủ thể nào có quyền và nghĩa vụ yêu cầu phá sản?
Theo Điều 5 Luật phá sản 2014 thì những chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm:
Thứ nhất, những người có quyền nộp đơn:
- Chủ nợ
- Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Các cổ đông công ty cổ phần
- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn:
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
Thủ tục phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên ra sao?
Theo quy định của Luật phá sản 2014 thì thủ tục phá sản công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nộp tiền tạm ứng phí phá sản.
Bước 2: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhận đơn, xem xét đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Tòa án quyết định trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền hoặc thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn (trả lại đơn nếu người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn)
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị bằng văn bản gửi Tòa án để các bên thương lượng việc rút đơn.
Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản kể từ ngày nộp biên lai nộp tiền lệ phí, tạm ứng phí phá sản và sau cùng Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản:
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, tiếp đó thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản , sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; Lập danh sách chủ nợ; Lập danh sách người mắc nợ.
Bước 4: Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
Bước 5: Phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã
Trong trường hợp cần thiết, Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Khi đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc không thực hiện được phương án và hết thời hạn phục hồi mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Thanh lý tài sản phá sản
Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản
—————————————————-
HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Văn Phòng Luật Sư Long Cường
Địa chỉ: 71 Đường S – Kdt Lakeview City, Phường An Phú, Tp Thủ Đức, Tp Hcm.
Email: info@tuvanphaplymienphi.com
Website: tuvanphaplymienphi.com
Hotline tư vấn miễn phí: